Tản mạn từ kính

08:34 | 11/11/2008
  Ngày còn thơ, những lúc buồn buồn, tôi thường vơ vẩn với câu hỏi: Kính phải chăng khởi nguồn từ… nước mà trong suốt và huyền ảo tới kỳ lạ? Những tấm kính được sắp phản chiếu trong chiếc tủ buýp-phê hay một cánh cửa kính trang trí bằng những bông hoa giấy thủ công thôi, đôi khi cũng gây… mất thời gian một cách khó hiểu. 
Đặc biệt ấn tượng là những ô cửa kính, tuy mỏng manh nhưng khả năng “kết nối” của chúng với thiên nhiên, thế giới bên ngoài thật… vô hạn. 
Lớn dần, những cảm xúc trong tôi về kính nhạt hẳn. Đôikhi, lòng chợt hoang mang khi một kiến trúc sư nào đó đăng đàn diễnthuyết, rằng nạn dùng kính tràn lan trong xây dựng sẽ biến con ngườithành “những con cá trong bể cá”. Quả là đâu đâu cũng thấy kính! Trongcảm xúc về kính có phần đơn điệu của tôi - suốt hơn 20 năm, không thêmmột câu hỏi, một nỗi thao thức nào. 
Cho tới một ngày, công việc và những chuyến đi vô tình đưa tôi đến nơi khởi nguồn của kính! Đó là một hòn đảo xinh đẹp trên Biển Đông, nơi có những tầng cát trắng lấp lánh, quanh năm được sóng biển vỗ về. Dù không phải là nước như tôi tưởng, nhưng khi vốc nắm cát, những hạt li ti tuôn qua kẽ tay, lạnh lạnh và êm như nước, những suy tư con trẻ thuở nào khẽ “lung lay”. Tôi thầm nhủ: Dẫu sao mình cũng không lầm!
Thời đại bùng nổ công nghiệp VLXD có khác, sức sáng tạo về sử dụng vật liệu thuỷ tinh trong xây dựng, trong các công trình kiến trúc, đúng với nghĩa là một vật liệu có “tính mở lớn” thật phong phú. Chưa khi nào, việc sử dụng vật liệu thuỷ tinh lại đa dạng và điệu nghệ như hiện nay. Vật liệu thuỷ tinh thực sự bùng nổ và chiếm vị trí đỉnh cao trong ngành hàng vật liệu hoàn thiện của các công trình xây dựng cao cấp. Sự phát triển của vật liệu thuỷ tinh đã tiến một bước ngoạn mục. Có điều, tôi cứ day dứt mãi vì biết, khá nhiều doanh nghiệp sản kính trong nước gặp khó khăn trong sản xuất - tiêu thụ dẫn tới kinh doanh thua lỗ dù đầu tư công nghệ khá tốn kém. Lợi nhuận từ sản xuất kính khá chung chiêng. Có người nói đùa, sản xuất kính cũng là một ngành… dễ vỡ!
 
Ấy thế mà cái sự “dễ vỡ” đó dường như được “nấu liền” trở lại, cùng với tiến trình thành công của các DN ngành kính sau một loạt những nỗi đoạn trường. Có một DN tư nhân kiếm lời khá lớn từ kính. Nói đúng ra, họ sản xuất một sản phẩm “ăn theo” kính nhưng giá trị gia tăng sinh ra từ phần “ăn theo” đó lại cực lớn bởi giá bán 1m2 tranh kính từ 400 - 1.000 USD. Họ còn ký được hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ với giá trị 3 triệu USD/năm. Rất nhiều thương hiệu kính của nguời Việt đã trở thành những cái tên trong trí nhớ của giới tiêu dùng như nhôm kính Quân Đạt, cửa nhựa cao cấp EUROWINDOW, kính VIGLACERA Đáp Cầu, kính Thuận Thành, tranh kính ArtGlass… Tôi thích dùng chữ “kính Việt”, “kính của người Việt” - với một niềm hãnh diện thầm kín nhưng ngày lại một lớn dần lên, khi những building tráng lệ ở khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam đều in dấu những sản phẩm made in Việt Nam, do các DN kính xây dựng Việt Nam sản xuất, gia công, lắp đặt. Ông chủ của ArtGlass chắc phải tự hào lắm, khi hàng của ArtGlass hiện diện không chỉ ở những công trình công sở cao cấp, mà còn được các khách sạn, vũ trường, club sôi động nhất, như một điểm nhấn thu hút tầm ngắm các “Thượng đế”. Thế mới hay, Art Glass thật “ghê gớm”, họ biết cách khai thác và biến hoá một dòng sản phẩm thuộc dạng cổ lỗ sĩ để phù hợp với thị trường Việt Nam và làm giàu một cách xứng đáng. Nhưng nói về cuộc “vượt vũ môn” với một tốc độ dũng mãnh trong ngành kính Việt, không thể không nhắc tới “anh kính nổi” ViFG của VIGLACERA. Nói đúng ra, ViFG đã bứt phá khỏi những ràng buộc, vướng mắc của chính bản thân để nhanh chóng khẳng định ưu thế vượt trội của dòng công nghệ sản xuất kính cao cấp, và sản lượng của họ đang đóng vai trò tích cực trong việc tham gia bình ổn thị trường…
Còn rất nhiều, rất nhiều những cái tên đáng lẽ ra cũng rất cần “điểm danh” để thấy, các doanh nhân ngành kính đang thực sự khẳng định nỗ lực của họ để làm chủ thị trường kính nội địa, mang đến cho nguời tiêu dùng trong nước những sản phẩm, dịch vụ không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Và điều đó đã trả lời cho câu hỏi tại sao liên tục trong nhiều năm qua, lượng kính nhập khẩu thay thế hàng ngoại nhập lại giảm mạnh đến thế? Rõ ràng, nguời tiêu dùng Việt Nam vốn rất nặng tư tưởng sính hàng ngoại, thì nay đã tin vào kính Việt, tin vào những doanh nhân dám móc hầu bao, đổ mồ hôi, công sức và nghìn nỗi lo toan thầm lặng vào một nghề… dễ vỡ!
 
Thế là đã 4 năm, các DN sản xuất kính và gia công sản phẩm sau kính hiện đã hợp nhau trong Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam với mục tiêu hợp tác tìm kiếm thời cơ mở rộng thị trường và phát triển bền vững. Có điều, khi ngồi lại với nhau, những người trong nghề giật mình nhận ra: Nghề kính thật lung linh, dù cho có dán thêm mác “kính nghệ thuật”, “kính cao cấp” tưởng cao sang  - hoá ra cũng lắm nỗi nhọc nhằn!
 
Nhưng sự thành đạt của ngày càng nhiều các DN ngành kính, sự đa dạng phong phú tới choáng ngợp các sản phẩm thuỷ tinh trên thị trường xây dựng khiến cho thị trường vật liệu trở nên lung linh hơn, để rồi có thể không chần chừ do dự khi khẳng định: Thuỷ tinh, kính là vật liệu có “tính mở” lớn, nếu khéo “thổi hồn” cho nó, phần giá trị gia tăng tạo được sẽ thật lắm bất ngờ.

Báo Xây dựng- Thanh Nhàn