“Đao" giá: Một hình thức trốn thuế

17:13 | 05/11/2008

     

“Đao” giá là chiêu thức gian lận không có gì mới, được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa áp dụng nhằm trốn thuế nhập khẩu. Kính xây dựng là một ví dụ.

Hiệp hội kính… nhấp nhổm

Vừa qua, ông Lê Tuấn - Tổng thư ký Hiệp hội Kính và thủy tinh Việt Nam (Hiệp hội) có văn bản (65/CB-HH) gửi Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan “tố cáo” tình trạng gian lận thương mại trong việc nhập khẩu kính qua hình thức đao giá, trốn thuế nhập khẩu của một số doanh nghiệp.

Theo văn bản này, kết quả điều tra của Hiệp hội cho thấy, vừa qua kính xây dựng có nguồn gốc từ Trung Quốc ào ạt nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Yên Viên (Hà Nội). Và hầu hết các loại kính nhập khẩu này đều khai giá thấp hơn 50% so với thực tế. Đơn cử như loại kính cán hoa văn có độ dày 4-5mm được khai báo với giá 0,60 USD/m2, trong khi giá loại kính này trên thị trường tương đương khoảng 2 USD/m2. Với mức thuế nhập khẩu 40%, cộng với 10% thuế VAT, mỗi mét vuông kính (nếu tính giá khai báo là 0,60 USD, giá thực tế là 2 USD) thì doanh nghiệp đã trốn được 12.248 đồng/m2. Với hàng nghìn mét vuông kính được nhập khẩu từ đầu năm đến nay, Nhà nước đang thất thu hàng tỷ đồng tiền thuế. Song quan trọng hơn, điều khiến Hiệp hội “nhấp nhổm” chính là hành vi cạnh tranh không lành mạnh này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Điều tra không khó
 
Để thuyết phục cơ quan chức năng, ngoài dẫn chứng về giá bán thực tế các mặt hàng này trên thị trường (hiện được bán khoảng 70.000 đồng/m2), Hiệp hội còn đưa ra hai yếu tố nữa để chứng minh.

Thứ nhất, cũng mặt hàng này (kính cán có hoa văn) tại Việt Nam đang có 2 đơn vị xuất khẩu với giá (FOB) 2,54 USD/m2 và 2,20 USD/m2. Thứ hai, theo thực tế (từ Nhà máy kính Đáp Cầu) để sản xuất 1m2 kính cán có hoa văn phải tốn 1,2 đến 1,8 kg dầu DO. Như vậy chưa tính nguyên liệu, chỉ tính nhiên liệu (ít nhất là 1,2 kg) thì 1m2 kính đã mất đứt 1 USD rồi. Vì vậy không thể có giá 0,6 USD/m2 kính loại này được.

Đưa ra hàng loạt chứng cứ thuyết phục như vậy, Hiệp hội hy vọng Hải quan “vào cuộc”.

Sao vẫn tồn tại

Tuy nhiên, bất chấp các dẫn chứng của Hiệp hội đưa ra rất thuyết phục, cho thấy tình trạng “đao” giá để trốn thuế mặt hàng này là có thật, cũng không chắc sự vụ sẽ được giải quyết. Không chỉ riêng mặt hàng kính xây dựng mà đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu khác cũng đang xuất hiện tình trạng “đao” giá (ở những mức độ khác nhau) để trốn thuế nhập khẩu, song cơ quan quản lý không dễ xử lý và ngăn chặn. Đây được xem là vấn đề “nhạy cảm”, bất cập của hải quan.

Theo tiết lộ của một quan chức trong ngành, thường là doanh nghiệp nhập khẩu tự khai báo giá tính thuế. Nếu thấy nghi ngờ, cơ quan hải quan có quyền xác định lại. Nhưng do nhiều bất cập về quản lý cũng như trình độ, nhân lực... nên cơ quan hải quan chỉ có thể quản lý giá một số mặt hàng trọng điểm, có giá trị lớn, thuế suất cao như ô tô, điện tử, rượu... (mà ngay cả đối với một số mặt hàng trọng điểm này, hải quan cũng còn làm không xuể)!

Mặt khác, để xác định giá tính thuế nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan có rất nhiều bước, song cũng lại do năng lực quản lý, do trình độ... thậm chí cả do ý chí chủ quan của người trực tiếp thực hiện nên các bước như tham khảo giá trên thị trường, giá nhà sản xuất... hầu như ít được thực hiện, chủ yếu chỉ tham khảo giá chào bán trên mạng rồi trừ chiết khấu. Rốt cuộc cách xác định “áng chừng” này khiến cho giá khai báo tuy có được điều chỉnh, nhưng vẫn chưa sát (thường thấp hơn) thực tế. Mặt hàng ô tô nhập khẩu là một ví dụ điển hình.

Hy vọng với những chứng cứ thuyết phục của Hiệp hội, cơ quan hải quan sẽ có đủ bằng chứng để xác định lại giá tính thuế, truy thu thuế nhập khẩu cho nhà nước và “lấy lại sự công bằng” cho các nhà sản xuất kính xây dựng.

Dung Nhi
Các tin khác
  • Kính an toàn trong xây dựng: Chọn giá cả hay giá trị?

    Lượt xem : 5470
    Trong danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay, vẫn có một “mảng trống” về hệ thống VLXD theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Trong khi yêu cầu phát triển tất yếu luôn hướng về một nền “kiến trúc xanh”, thì chính sách vẫn chưa được khai thông và quan niệm xã hội vẫn còn nhiều điểm bế tắc. Chỉ riêng một vật liệu kính với câu hỏi: Chọn giá cả hay giá trị đã là câu chuyện gợi rất nhiều điều để suy ngẫm.
    Chi tiết
  • Cuộc chiến CERAMIC: “Kịch bản” tồi tệ tái diễn

    Lượt xem : 5234
    Do các hoạt động xây dựng trong nước đang bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quy mô toàn cầu nên thị trường VLXD bị đình trệ.
    Chi tiết
  • Sản xuất VLXD đủ sức đáp ứng nhu cầu trong nước

    Lượt xem : 5445
    Việc quản lý và phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) theo quy hoạch là một yêu cầu cấp bách để ngành sản xuất VLXD ở nước ta đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cả về số lượng và hầu hết các chủng loại; tiết kiệm và sử dụng tài nguyên hợp lý.
    Chi tiết
  • Cổ phần hóa DNNN trong ngành Xây dựng

    Lượt xem : 5112
    Căn cứ vào kế hoạch và lộ trình sắp xếp, CPH DNNN của Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua các giai đoạn, Bộ Xây dựng đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện và đến nay đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đã hoàn thành xác định giá trị DN cho 339 đơn vị (gồm 229 DN và 110 bộ phận DN); phê duyệt phương án CPH 337 đơn vị (gồm 227 DN và 110 bộ phận DN) và có Quyết định chuyển 334 đơn vị (gồm 226 DN và 108 bộ phận DN) thành Cty CP.
    Chi tiết
  • Hơn 140 doanh nghiệp dự Con-Build Vietnam 2008

    Lượt xem : 5240
    Hơn 140 DN trong và ngoài nước đã tham dự Hội chợ Triển lãm Quốc tế lần thứ 2 về xây dựng, máy móc, thiết bị, vật liệu, phương tiện thi công, công nghệ và dịch vụ (Con-Build Vietnam 2008), khai mạc tại Hà Nội ngày 9/9.
    Chi tiết
  • Không ban hành giấy chứng nhận hạng chung cư

    Lượt xem : 5148
    Kể từ khi ban hành thông tư số 14/TT-BXD về phân hạng nhà chung cư, không ít Sở Xây dựng đã tỏ ra lúng túng về việc áp dụng văn bản này vào thực tiễn, trong đó liệu có việc sẽ ban hành thêm một loại giấy chứng nhận hạng chung cư nữa không?
    Chi tiết