Đoàn đại biểu cấp cao Tổng cục dạy nghề đến thăm và làm việc với Trường Cao Đẳng nghề Viglacera

10:50 | 20/04/2012

Ngày 19/04, tại Trường CĐN Viglacera-VC đã diễn ra buổi họp mặt và làm việc giữa Tổng Cục Dạy nghề và Tổng công ty Viglacera trong khuôn khổ chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Tổng cục dạy nghề, đến thăm và làm việc với Tổng công ty và Trường.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc Viglacera và PGS.TS Trần Ngọc Tính – Hiệu trưởng Nhà trường cùng tập thể cán bộ giảng dạy đã rất vinh dự đón tiếp phái đoàn với sự hiện diện của ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng cục trưởng, ông Đinh Văn Sơn – Vụ trưởng vụ TCCB, ông Nguyễn Hồng Minh – Vụ trưởng vụ dạy nghề chính quy, ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó vụ trưởng vụ quy hoạch tài chính.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, năm vừa qua, Chính phủ đã đàm phán thành công gói ODA viện trợ cho lĩnh vực dạy nghề, Bộ LĐTBXH đang thực hiện lập phương án cho vay những Dự án đầu tư đào tạo dạy nghề với lãi suất và những cơ chế chính sách ưu đãi. Điển hình là vừa qua, Tổng cục dạy nghề đã hoàn tất Dự án thí điểm cho vay vốn đầu tư dạy nghề cho Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành chuyên đào tạo nhân lực cho Tập đoàn dệt may Sài gòn, sau này đã trở thành Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Tiếp lời Ông Nguyễn Tiến Dũng, trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, tiến tới Hội nhập, Chính phủ mong muốn tạo được sự đột phá trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề, áp dụng những cơ chế quản lý mới, hoàn thiện toàn bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề trọng điểm quốc gia. Bước đầu, Tổng cục dạy nghề sẽ thiết lập những Hội đồng nghề trọng điểm, trong đó có sự tham gia rất sâu từ các doanh nghiệp mũi nhọn. Ông dẫn chứng qua việc, hiện tại, Hội đồng nghề Mỏ của Vương quốc Anh đang là Tổ chức trực tiếp làm việc với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam để thiết lập ra Hội đồng nghề Mỏ Việt Nam. Như vậy, Tổng công ty Viglacera có đủ mọi yếu tố quan trọng để đứng ra phối hợp với một Hội đồng nghề VLXD của một nước phát triển trên thế giới, hoặc có thể ngay trong Cộng động quốc tế ASEAN mà Việt Nam đang là một thành viên tích cực. Tổng công ty cần cân đối một kế hoạch đầu tư dài hơi trong đó thể hiện hai mục tiêu: một là mục tiêu giảng dạy ; hai là mục tiêu trở thành Trung tâm đánh giá, sát hạch trình độ giảng dạy nghề.

Theo hai mục tiêu nói trên, về khái niệm giảng dạy, Nhà trường phải chú trọng vào giá trị gia tăng về kiến thức và phẩm chất công nghiệp mà mình có thể tạo cho học sinh, không đặt nặng qui mô tuyển sinh. Còn về nhân sự của trường sẽ bao gồm đội ngũ giảng viên cơ hữu, mạng lưới thỉnh giảng và một nguồn kỹ thuật viên đánh giá kỹ năng nghề được chọn lựa từ các nhà máy của Viglacera.

Tổng giám đốc Viglacera Nguyễn Anh Tuấn chân thành chia sẻ sự quyết tâm trong công cuộc phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty, với mục tiêu thứ nhất là đồng bộ hóa kỹ năng trình độ sản xuất giữa các đơn vị sản xuất trực thuộc, phổ cập tới từng người công nhân để tránh thực trạng “từ lúc khởi nghiệp là công nhân, đến lúc về hưu vẫn là công nhân, cho dù có gắn thêm bao nhiêu bậc thợ cao hơn hay có đạt đến kỹ năng nghề nghiệp tương đương kỹ thuật viên cấp cao hay kỹ sư thực hành vẫn là người công nhân” ; mục tiêu thứ hai là trở thành đơn vị đào tạo uy tín và đáp ứng nhu cầu nguồn lực chung cho Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam, khi trọng trách của Tập đoàn là vai trò chủ đạo để định hướng thị trường, phát triển đô thị và nhà ở trên toàn quốc, góp phần vào việc tăng cường đảm bảo an sinh xã hội ; Mục tiêu thứ ba là trở thành, trước hết, một Trường cao đẳng nghề Gốm, sứ và thủy tinh mang tiêu chuẩn khu vực Asean, với trách nhiệm là không ngừng thiết kế ra những chương trình giáo dục lâu dài để phục vụ cộng đồng, gắn liền phát triển khoa học kỹ thuật với tính xã hội - nhân văn của ngành.

PGS.TS Trần Ngọc Tính cho biết thêm, ngoài những dây chuyền sản xuất pilot phục vụ giảng dạy nghề được đầu tư tại xưởng thực hành của Trường, Tổng công ty cũng đã đầu xây dựng Viện nghiên cứu và phát triển Viglacera, nơi tập trung tìm tòi những giải pháp công nghệ và ứng dụng những vật liệu mới. Ông nhấn mạnh, hiếm có một Tổng công ty trước thềm cổ phần hóa đã nắm được tầm quan trọng và thực hiện kịp thời quy định mới của Bộ Tài chính định mức quỹ đầu tư 10% cho hai lĩnh vực Nghiên cứu phát triển và Đào tạo như Viglacera. Trên cơ sở này, Tổng công ty hoàn toàn tự tin trước sự phối hợp chặt chẽ trong giảng dạy giữa Nhà trường, Viện nghiên cứu phát triển Viglacera, các Viện thuộc Bộ XD như Viện Khoa học công nghệ XD và Viện VLXD.

Bên cạnh đó, ông cho biết thêm, ngoài thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và dạy nghề 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTBXH có trọng trách phát triển các nghề truyền thống và cách thức dạy nghề cũng như truyền nghề. Để làm được việc này, phải tận dụng được những kinh nghiệm, chất xám, xây dựng được những chương trình đào tạo thiết thực, phát hiện ra những làng nghề có thế mạnh về sản phẩm và thị trường. Vì vậy, việc cấp thiết là phải tăng cường phối hợp với các Hiệp hội làng nghề, Hiệp hội nghề nhiệp, các doanh nghiệp thương mại và các nhà công nghiệp sản xuất liên quan đến các nghề truyền thống cần được phát triển, trên phương châm là phải bảo tồn được các giá trị văn hóa và giải quyết được vấn đề việc làm. Ví dụ mô hình hợp tác rất thành công giữa một Nhà sản xuất công nghiệp và Cơ sở gốm Làng Ngòi tại Bắc Giang cho thấy nếu hai yếu tố thương mại và nghệ thuật làng nghề được giao hợp hài hòa sẽ đạt được sản lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn, giảm thiểu hao tổn. Vì là một cơ sở gốm nghệ thuật, vốn đầu tư nhỏ, không dễ vay vốn, Nhà công nghiệp sản xuất đã đứng ra đầu tư một khu vực lò thực nghiệp ngay tại xưởng gốm nghệ thuật này và giúp cho cơ sở đó có được kiến thức chuyên sâu nhằm kiểm soát được lò nung tức là nhiệt độ lửa một cách chính xác hơn, khoa học hơn.

Thực tế cho thấy, trong các nghề truyền thống của Việt Nam, thì một trong những nghề có lợi thế nhất chính là nghề gốm sứ, mà Tổng công ty Viglacera là con chim đầu đàn trong lĩnh vực gốm sứ, thủy tinh. Sở hữu một khối chất xám khổng lổ về công nghệ vật liệu và nguồn lực dồi dào, cộng với ý thức đề cao vấn đề đào tạo dạy nghề cho toàn xã hội, Viglacera chắc chắn sẽ là cánh tay đắc lực của Chính phủ trong bước đột phá của lĩnh vực dạy nghề, tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.

Các tin khác
  • VIGLACERA: Hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

    Lượt xem : 6067
    “Để đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2015, phấn đấu là đơn vị sản xuất VLXD số 1 Việt Nam và nằm trong Top đầu các nhà sản xuất VLXD trong khu vực, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố “then chốt” thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng bền vững cho VIGLACERA.
    Chi tiết
  • VIGLACERA: tập trung phát triển nguồn nhân lực

    Lượt xem : 6077
    Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước, ngày 19/11/2011, tại Khu đô thị Yên Phong (Bắc Ninh), Trường Cao đẳng nghề VIGLACERA long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và Hội nghị đào tạo VIGLACERA 2011. Ông Lê Văn Tới – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng; ông Luyện Công Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên; ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng giám đốc Tổng Công ty VIGLACERA, các Phó tổng giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thành viên đã tới dự và chúc mừng thầy trò trường Cao đẳng Nghề VIGLACERA.
    Chi tiết
  • Tổng công ty Viglacera chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày 20/11

    Lượt xem : 5891
    Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 18/11/2011 đoàn lãnh đạo Tổng công ty Viglacera đã đến thăm và chúc mừng các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng Hà Nội,Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
    Chi tiết
  • Hội thảo chuyên đề "Skills and Jobs" - Kỹ năng và việc làm

    Lượt xem : 6950
    Ngày 4/11/2011, tại Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề “Kỹ năng và việc làm” với sự tham gia của khoảng 100 sinh viên các năm cuối sắp ra trường. Dự Hội thảo có Hiệu phó nhà trường – GSTS Vương Ngọc Lưu; bà Nguyễn Thị Hải Yến – Phòng Tổ chức cán bộ TCT Viglacera.
    Chi tiết
  • Vật liệu xây dựng điều hòa độ ẩm – cách nhiệt

    Lượt xem : 14432
    Với việc chú ý vào tính năng điều hòa độ ẩm của cấu trúc Xonotlite, từ năm 1980, Japan Insulation Co., Ltd (JIC) đã sản xuất và bán vật liệu xây dựng tăng tính năng điều hòa độ ẩm dùng trong việc bảo vệ các tài sản văn hóa.
    Chi tiết
  • Vật liệu trang trí nội thất không cháy

    Lượt xem : 6354
    Ở Nhật Bản, đối với trường hợp vật liệu trang trí ở trần và tường của các tòa nhà có tính công cộng được nhiều người sử dụng, dựa theo luật xây dựng về chống cháy có quy định rõ: phải sử dụng các chất không cháy trong các vật liệu trang trí nội thất.
    Chi tiết